Thứ năm, 25/07/2024
Bí quyết học Piano

“Vòng tròn hợp âm” hay “Vòng tròn bậc 5” trong âm nhạc không còn quá xa lạ với nhiều người. Hiểu và nắm vững kiến thức về vòng tròn hợp âm không chỉ là bước quan trọng đối với những ai theo đuổi âm nhạc chuyên nghiệp mà còn là kiến thức cần thiết cho bất kỳ người yêu nhạc nào.

 

Vòng tròn hợp âm là gì?

Vòng tròn hợp âm (Circle of Fifths) là một công cụ trực quan giúp người học hiểu và nhìn nhận rõ ràng mối quan hệ giữa các hợp âm trong bài hát. Nó thể hiện mối liên kết giữa các hợp âm trong thang âm cũng như mối quan hệ giữa 12 nốt nhạc trong âm giai.

 

Giống như tên gọi, hình dạng của vòng tròn hợp âm giống như một vòng tròn, với 12 vị trí đại diện cho 12 hợp âm chính (Major). Các hợp âm này sắp xếp theo thứ tự tăng dần theo chiều kim đồng hồ của số lượng dấu # hoặc b. Bắt đầu từ nốt C Major (không có dấu # hoặc b) và lần lượt qua các hợp âm G Major, D Major, A Major, E Major, B Major, F# Major, C# Major, Ab Major, Eb Major, Bb Major và F Major.

 

Ngoài ra, vòng tròn hợp âm còn thể hiện mối quan hệ hợp âm phụ (minor) với hợp âm chính (major). Các hợp âm phụ cách ba nốt nhạc so với hợp âm điệu chính tương ứng.

 

cấu tạo vòng tròn hợp âm

Cấu tạo vòng tròn hợp âm

 

Ứng dụng của vòng tròn bậc 5

Nắm vững kiến thức về vòng tròn hợp âm giúp bạn:

  • Nhanh chóng xác định được chính xác các hợp âm chính và phụ trong một bài hát, từ đó dễ dàng phối hợp các âm cần thiết.
  • Dễ dàng tìm hợp âm thứ thông qua hợp âm trưởng: Vòng tròn bậc 5 có hai vòng tròn chính, vòng ngoài ghi các hợp âm, vòng bên trong chính là các hợp âm thứ tương ứng. Cái này thì đơn giản, nhìn vào vòng tròn, bạn sẽ thấy vòng ngoài ghi các hợp âm trưởng và vòng bên trong ghi các hợp âm thứ tương ứng. Ví dụ hợp âm G thì có Em là hợp âm thứ tương ứng.
  • Xác định tông của bài: Nếu thường xuyên nhìn sheet nhạc, bạn sẽ nhận thấy đầu các khuông nhạc thường có dấu thăng (#) hoặc dấu giáng (b). Nếu bản nhạc không ghi sẵn hợp âm thì bạn cần phải dựa vào dấu hoá để xác định tông bài. Cụ thể như sau:
    • Nếu bài không có dấu thăng hoặc giáng nào thì để xác định chính xác tông bạn chỉ cần nhìn vào nốt cuối bài. Nếu nốt cuối là C thì bài có ông C, nốt cuối là A thì bài ở tông Am.
    • Bài hát chỉ có một dấu thăng: nếu nốt cuối là G thì tông chính là là G trưởng còn nốt cuối là Em thì tông tương ứng là Em.
    • Tương tự, bài hát có một dấu giáng thì tông là F trưởng hoặc Dm tương ứng với nốt cuối.
    • Dựa trên vòng tròn bậc 5 bạn có thể nhớ chính xác hơn cách xác định tông bài. Một nữa bên phải của vòng tròn từ C đến F# là thứ tự tông tương ứng của số lượng dấu thăng. Một nữa bên trái tương ứng với số lượng dấu giáng.

 

dấu hoá biểu giúp xác định tông bài

Dấu hoá biểu giúp xác định tông bài trong vòng tròn bậc 5

 

Sự kì diệu của hai vòng tròn lớn nhỏ trong vòng tròn hợp âm

2 vòng tròn lớn nhỏ cho ta 2 giọng trưởng và giọng thứ khác nhau. Theo hướng cùng chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ C ta có vòng bên ngoài tương ứng giọng trưởng. Vòng bên trong tương ứng giọng thứ, mỗi giọng cách nhau quãng 5 quãng.

 

2 vòng tròn tương quan theo quy luật 1,5 cung (quãng 3 thứ). Do đó, nếu cùng một bộ dấu hóa, bạn hoàn toàn có thể biết giọng thứ khi xác định được giọng trưởng và ngược lại.

Việc tìm hiểu và ứng dụng tốt vòng tròn hợp âm sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận, hiểu và ứng dụng tốt kiến thức nhạc lý hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bí quyết luyện đàn piano hơn nữa tại đây nhé.

 

Sunny Days với mô hình và trải nghiệm Piano hoàn toàn mới đến với mọi người, không giới hạn về tuổi tác, khả năng, sở thích và tài chính, nhằm giải quyết mọi rào cản của khách hàng trong việc tiếp cận bộ môn nghệ thuật này. Cùng Sunny Days nâng cao sức khỏe tinh thần, tạo nên một “cuộc sống ý nghĩa” toàn diện nhé. Để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800.646.821 hoặc để lại thông tin đăng ký học thử miễn phí tại Form sau.